Hàng loạt ngân hàng trung ương lớn trên thế giới gấp rút nâng lãi suất trong ngày Siêu thứ Năm

2:02 | 23/09/2022

Ngay cả một số nước không đưa ra động thái về lãi suất như Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) dù duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục cũng đã hành động để làm giảm áp lực lạm phát.

Trong ngày thứ Năm, ngân hàng trung ương nhiều nước trên thế giới hành động nhằm giảm thiểu tác động của đồng USD mạnh và lạm phát leo thang. Như vậy các ngân hàng trung ương đã tiếp bước Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc chấp nhận mạo hiểm với rủi ro suy thoái kinh tế để kiềm chế lạm phát.

Trong nhiều cuộc họp của các ngân hàng trung ương trên thế giới mới đây, từ Nauy cho đến Nam Phi, nhiều ngân hàng nâng lãi suất cao hơn so với mức kỳ vọng trong một ngày mà các chuyên gia phân tích tại ngân hàng ING coi như “ngày Siêu thứ Năm”.

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) nâng lãi suất chủ chốt đến lần thứ 7. Trước khi thông tin này được công bố, đồng bảng Anh có lúc chạm mức thấp nhất trong vòng 37 năm so với đồng USD và rồi sau đó hồi phục và lên mức 1,13USD/bảng Anh.

Ngay cả một số nước không đưa ra động thái về lãi suất như Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) dù duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục cũng đã hành động để làm giảm áp lực lạm phát.

Vào ngày thứ Năm, Nhật đã can thiệp vào thị trường tiền tệ để bán đồng USD và mua đồng yên, đây là lần can thiệp vào thị trường tiền tệ đầu tiên trong 24 năm để ngăn đồng yên suy giảm. Đồng yên hạ giá xuống mức còn 145,87 yên/USD, ngưỡng thấp nhất tính từ năm 1998 trước khi giới chức Nhật can thiệp. Đồng yên sau đó tăng lên mức 141 yên/USD dù rằng vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng 115 yên/USD.

Bộ trưởng Tài chính Nhật Shunichi Suzuki cho biết chính phủ Nhật sẽ có thể lại hành động nếu cần thiết, tuy nhiên không nói đến quy mô của lần can thiệp chính sách tiếp theo. “Dù rằng tỷ giá ngoại hối về nguyên tắc cần phải được quyết định trên thị trường, chúng ta không thể đứng yên khi mà hoạt động đầu cơ thái quá không ngừng diễn ra”, ông Suzuki nói.

Các buổi họp của ngân hàng trung ương các nước, phần lớn đều đã được lên lịch trước, được diễn ra sau khi Fed thông báo nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm. Tuần qua có thể coi như một tuần vô cùng bận rộn thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương. Quan chức nhiều ngân hàng trung ương chật vật với cuộc khủng hoảng niềm tin của công chúng sau khi vào trước đó đã nói rằng việc lạm phát tăng sẽ chỉ diễn ra tạm thời. Nhiều ngân hàng trung ương chạy đua nâng lãi suất, tuy nhiên không dám hành động quá mạnh tay bởi họ muốn ngăn các tác động thương đau về kinh tế.

Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ mới đây đã hòa cùng xu thế lãi suất cao hơn bằng cách thông báo về đợt điều chỉnh lãi suất chuẩn lên trên ngưỡng 0% lần đầu tiên tính từ năm 2014, như vậy thử nghiệm lãi suất thấp của châu Âu chính thức kết thúc. Ngân hàng Trung ương Thụy Điển cũng đã tăng lãi suất thêm 1 điểm phần trăm vào tuần này, đây là mức nâng lãi suất mạnh tay nhất trong gần 3 thập kỷ.

Ngân hàng Trung ương Anh là ngân hàng mới nhất nâng lãi suất, đến ngày thứ Năm, BoA điều chỉnh tăng lãi suất lần thứ 7 liên tiếp. Trước khi thông tin được công bố, đồng bảng Anh có lúc chạm mức thấp nhất trong 37 năm.

Việc nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát đã gây ra nhiều sức ép lên thị trường cổ phiếu, vốn thường biến động ngược chiều với giá dầu. Việc điều chỉnh tăng lãi suất thường gây tổn hại đến hoạt động kinh tế và nhu cầu nhiên liệu.

Theo Nhịp Sống Doanh Nghiệp

Đọc nhiều nhất

Bài viết được chọn

Intel Giới Thiệu Chương Trình Mới Cho Các Nhà Phát Triển Phần Mềm Và Nhà Cung Cấp Phần Cứng Trên AI PC

Intel công bố về việc mở rộng Chương trình Xúc tiến AI PC để hỗ trợ tốt hơn cho các nhà phát triển phần mềm và nhà cung cấp phần cứng độc lập. Hôm 27/3, Intel chính thức ra mắt hai sáng kiến thúc đẩy trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất thuộc Chương trình […]